Tìm kiếm
Kingluxury Com Vn Tlidrmzbob

THỨC KHUYA CÓ THỰC SỰ GIÚP BẠN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN?

Trong cuộc sống hiện đại, trước nhịp sống hối hả và khối lượng công việc khổng lồ, nhiều người lựa chọn việc thức khuya như một thói quen để hoàn thành nốt những công việc còn dang dở. Nhưng liệu thói quen này có thực sự giúp tăng hiệu quả làm việc? Hãy cùng King Luxury khám phá những tác hại của việc thức khuya và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé

I. Thức khuya và những tác động tiêu cực đến sức khỏe

 Ban đêm có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn có thể làm việc hiệu quả, nhưng về lâu dài, nó mang lại nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc thức khuya có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến cả cơ thể và tinh thần, làm giảm khả năng miễn dịch và khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Những người thường xuyên thức khuya còn có nguy cơ mắc các bệnh như như cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim,… cao hơn so với những người ngủ đủ giấc.

1. Thức khuya gây đau đầu và giảm hiệu suất làm việc

Thức khuya gây đau đầu và giảm hiệu suất làm việc
Thức khuya gây đau đầu và giảm hiệu suất làm việc

Đau đầu là triệu chứng phổ biến khi bạn thiếu ngủ. Nguyên nhân do căng thẳng và mệt mỏi từ việc làm việc khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ. Thức khuya gây đau đầu, giảm lượng oxy cung cấp cho não, gây ra cảm giác chóng mặt và đau đầu. Hậu quả là giảm khả năng tập trung và mất năng lượng trong suốt cả ngày. Bên cạnh đó, thức khuya cũng làm rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và khó ngủ vào ban đêm. 

2. Rối loạn hormone 

Thiếu ngủ có thể làm mất cân bằng các hormone quan trọng trong cơ thể. Khi bạn thức khuya và không ngủ đủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone cortisol (hormone căng thẳng) hơn. Sự gia tăng cortisol kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm, tăng cân, và các vấn đề về tâm lý như lo âu và trầm cảm. Ngược lại, hormone melatonin, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, sẽ bị giảm đi, làm cho việc rơi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

3. Hệ miễn dịch bị suy yếu 

Thức khuya khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng
Thức khuya khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng

Giấc ngủ đầy đủ và chất lượng cao là yếu tố quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ. Thức khuya thường xuyên làm giảm khả năng sản xuất cytokine, một loại protein giúp chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Kết quả là cơ thể trở nên dễ bị nhiễm bệnh và khó phục hồi hơn khi mắc bệnh.

4. Nguy cơ tăng cân và béo phì 

Tác hại của việc thức khuya tiếp theo có thể kể đến là khả năng gây tăng cân và béo phì vì ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no. Khi thức khuya, hormone ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói) tăng lên trong khi hormone leptin (hormone giảm cảm giác đói) giảm xuống. Điều này làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu đường và chất béo.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 

Tăng nguy cơ mặc bệnh tim mạch
Tăng nguy cơ mặc bệnh tim mạch

Thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, huyết áp có xu hướng tăng cao, tạo áp lực lên hệ thống tim mạch. Thức khuya gây tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch vành tăng lên đáng kể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 06 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nhiều so với những người ngủ đủ giấc từ 07 đến 08 giờ.

6. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc 

Thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về tinh thần và cảm xúc như lo âu, trầm cảm và thay đổi tâm trạng. Khi không ngủ đủ, cơ thể sản xuất nhiều cortisol hơn, dẫn đến cảm giác căng thẳng và khó chịu. 

Bên cạnh đó, thiếu ngủ kéo dài cũng có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo âu và trầm cảm. Thiếu ngủ do thức khuya thường xuyên làm giảm sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, dẫn đến tình trạng cảm xúc tiêu cực. 

7. Tác động tiêu cực đến làn da 

Tác động tiêu cực đến làn da
Tác động tiêu cực đến làn da

Thức khuya và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến làn da. Khi cơ thể không ngủ đủ, quá trình tái tạo da bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng da xấu, bao gồm mụn trứng cá, da sạm và quầng thâm dưới mắt. Sự thiếu hụt giấc ngủ cũng có thể làm giảm sản xuất collagen, protein giúp da giữ được độ đàn hồi và săn chắc.

II. Giải pháp thay thế thức khuya để đạt hiệu quả công việc cao

1. Phương pháp Pomodoro

Thay vì thức khuya, hãy lập kế hoạch công việc hợp lý và sắp xếp công việc khoa học để tránh làm việc quá sức vào ban đêm. Phương pháp Pomodoro là một kỹ thuật quản lý thời gian do Francesco Cirillo sáng tạo ra vào cuối thập niên 1980, giúp bạn sắp xếp thời gian và tăng năng suất làm việc trong ngày.

Với phương pháp Pomodoro, bạn sẽ làm việc trong khoảng thời gian ngắn (thường là 25 phút) với khoảng nghỉ ngắn (5 phút). Sau bốn chu kỳ như vậy, bạn sẽ có khoảng nghỉ dài hơn (15-30 phút). Phương pháp này giúp duy trì sự tập trung cao độ trong thời gian ngắn và có những khoảng nghỉ hợp lý để tái tạo năng lượng.

2. Làm việc vào buổi sáng

Làm việc vào buổi sáng
Làm việc vào buổi sáng

Một cách khác mang lại hiệu quả công việc tương tự như làm việc khuya, đó là làm việc vào buổi sáng. Tuy nhiên, khác với làm việc khuya, việc thức dậy sớm để làm việc vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe. 

Buổi sáng là thời gian hiệu quả nhất để học tập và làm việc, vì não bộ ở trạng thái tốt nhất giúp bạn tập trung cao độ. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Plos One (Mỹ) vào năm 2020 đã chỉ ra rằng, tâm trạng ít lo lắng hơn có liên quan chặt chẽ đến thói quen ngủ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc dậy sớm còn giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao sức khỏe cũng như trạng thái tinh thần.

3. Phương pháp ngủ REM

Mỗi đêm, con người trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, bao gồm giai đoạn ngủ nông, ngủ sâu và REM (Rapid Eye Movement). Giai đoạn ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, trong khi giai đoạn REM thúc đẩy quá trình xử lý thông tin và củng cố trí nhớ. Khi có một chu kỳ giấc ngủ hoàn chỉnh và đủ, não bộ sẽ hoạt động tối ưu, khả năng tập trung và sáng tạo được cải thiện, giúp hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Ngược lại, thiếu ngủ do thức khuya hoặc gián đoạn chu kỳ giấc ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Nếu bạn quá bận rộn với công việc và cần thời gian để làm việc khuya vào ban đêm có thể áp dụng phương pháp ngủ theo chu kỳ. 

Công thức tính chu kỳ giấc ngủ

Công thức tính chu kỳ giấc ngủ: Thời điểm thức giấc = Thời điểm đi ngủ + (90 phút x chu kỳ ngủ) + 15 phút chuẩn bị vào giấc ngủ

Để có một giấc ngủ sâu, việc lựa chọn sản phẩm giấc ngủ phù hợp với cơ thể là vô cùng quan trọng. Chọn đúng loại nệm, chăn ga có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể. Nệm ngủ nên có độ cứng vừa phải, hỗ trợ tốt cho cột sống và phân tán đều áp lực cơ thể giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Việc thức khuya có thể giúp bạn hoàn thành được nhiều công việc hơn, nhưng thực tế lại gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc của bạn. Thay vì thức khuya, hãy xây dựng lối sống và làm việc khoa học để luôn giữ được năng lượng và hiệu suất làm việc cao nhất.

Công ty TNHH King Luxury Việt Nam

Hotline: 096 771 6006

Hệ thống showroom: https://kingluxury.com.vn/he-thong-showroom.

Email: [email protected]

Facebook: King Luxury – Giấc Ngủ Hoàng Gia 

Website: kingluxury.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
.
.
.