Mỗi căn phòng ngủ lại mang một phong cách, thiết kế riêng. Và không phải phòng ngủ nào cũng hợp với việc để giường. Vậy hãy cùng King Luxury tìm hiểu việc trải nệm dưới sàn nhà có tốt không? Và cần có những lưu ý gì nhé!
Trước khi giường được phát minh, hầu hết mọi người đều ngủ trên những tấm lót bằng rơm. Một chút hài hước, ngày nay, nhiều người cho rằng đặt đệm dưới sàn chính là phiên bản hiện đại của cách thức nghỉ ngơi này.
Trên thực tế, mặc dù không bắt buộc, nệm vẫn thường được sử dụng cùng giường hoặc divan để nâng chúng tách biệt với mặt đất. Sử dụng nệm trên sàn nghe có vẻ hơi xa lạ với một số người.
Ở phía đối lập, trong một vài nền văn hóa, ngủ trực tiếp trên sàn với chăn ga gối nệm là thói quen truyền thống. Và theo họ, việc này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, tùy theo sở thích. Bạn có thể đặt nệm nằm dưới sàn nhưng không phải lúc nào nó cũng là một ý kiến hay. Hầu hết các tấm nệm đều có thể đặt trực tiếp dưới sàn nhưng có nên làm thế hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Lợi ích khi đặt đệm nằm dưới sàn
Đặt nệm dưới sàn nhà giúp tiết kiệm chi phí
Quá rõ ràng, bạn sẽ không cần phải mua giường hay divan. Nếu đặt nệm dưới sàn nhà. Khoản này rất đáng kể trong ngân sách chi tiêu đấy! Bạn sẽ làm được nhiều việc khác hơn với số tiền lớn đó.
Hoặc thay vào đó, bạn có thể ưu tiên cho một tấm nệm chất lượng cao hơn với nhiều sự hỗ trợ hoàn hảo hơn.
Đặt nệm dưới sàn nhà hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả
Làm giảm đau lưng chính là một lý do nổi bật cho sức khỏe của việc đặt nệm nằm dưới sàn.
Sàn nhà cung cấp một bề mặt phẳng ổn định, chúng không bất ngờ bị cong vênh hoặc lõm xuống. Sau một thời gian sử dụng như giường. Và như bạn biết đấy, đặt nệm ở chỗ phẳng thì an toàn và tốt hơn nhiều. Nhất là nếu sử dụng nệm lò xo.
Không chỉ giúp bảo vệ nệm. Đặt nệm nằm dưới sàn còn có thể giúp cột sống và cổ của bạn ở trạng thái thẳng hàng, một cách khách quan. Có nghĩa là bạn sẽ được nâng đỡ ở trạng thái tốt. Còn bản thân tự bạn nằm sai tư thế thì lại là vấn đề khác.
Nhìn chung, những người ngủ trên mặt đất cũng có thể cải thiện được chứng đau thần kinh tọa. Giảm nguy cơ phát triển chứng vẹo cột sống.
Đối với những bề mặt chắc chắn như sàn nhà. Tốt nhất bạn nên nằm ngửa khi ngủ để được thoải mái nhất.
Đặt nệm dưới sàn nhà giúp cải thiện lưu thông máu
Ngủ trên bề mặt phẳng vững chắc cũng ít nhiều giúp phân bổ đều trọng lượng cơ thể. Bằng cách này, hiện tượng dồn lực tập trung vào một số bộ phận sẽ được loại bỏ. Và do đó, chúng cho phép việc lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
Hãy tưởng tượng một số thanh giường của bạn có thể bị gãy hoặc rơi trong quá trình sử dụng. Và bạn không hay biết điều đó. Vậy là vô tình suốt thời gian đến khi phát hiện ra. Cơ thể bạn sẽ phải chịu những áp lực không đáng có. Nhiều người hay thắc mắc không hiểu tại sao mình lại đau nhức khi ngủ dậy cũng là vì thế.
Đặt nệm dưới sàn nhà giúp tiết kiệm không gian
Thông thường, giường hoặc divan lớn hơn kích thước nệm thực tế. Như vậy, không gian nghỉ ngơi của bạn sẽ tốn diện tích thêm một chút so với việc đặt nệm nằm trực tiếp dưới sàn.
Bên cạnh đó, giữ nệm của bạn trên mặt đất tạo ra cảm giác rộng rãi hơn vì khoảng cách từ bạn đến trần nhà sẽ cao hơn. Đây cũng là đặc điểm giúp căn phòng của bạn trông có vẻ sáng sủa và thoáng đãng hơn.
Đặt nệm dưới sàn nhà tạo cảm giác an toàn
Ngủ dưới sàn sẽ bớt đi cảm giác chông chênh khi ngủ nếu có lỡ để chân hoặc tay ra ngoài nệm. Nhất là những ai có thói quen lăn lóc và thường xuyên rơi xuống đất khi ngủ. Thì cách đặt nệm nằm dưới sàn này an toàn hơn rất nhiều.
Chúng cũng thích hợp với những gia đình có con nhỏ. Với một chiếc nệm dưới sàn. Nạn sẽ không cần phải lo lắng em bé có thể ngã khi trèo lên trèo xuống. Hay vô tình xoay người quá nhiều trong khi ngủ.
Nhược điểm khi đặt nệm nằm dưới sàn
Mặc dù những lợi ích trên có thể đủ để thuyết phục bạn đặt nệm nằm dưới sàn ngay lập tức. Nhưng khoan đã, đừng chỉ tập trung vào mặt tích cực.
Việc ngủ với nệm trên sàn cũng liên quan tới khá nhiều vấn đề tiêu cực. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến nguy cơ tích trữ bụi bẩn. Khả năng nệm bị bào mòn nhanh chóng. Và không còn được áp dụng chế độ bảo hành.
Bụi bẩn và vi khuẩn
Mạt bụi, vi khuẩn, lông thú cưng… đều có xu hướng tích tụ trên mặt đất. Trong trường hợp nhà của bạn không được quét và hút bụi thường xuyên. Việc hít phải những thứ này rất dễ để sinh phản ứng dị ứng. Không chỉ các vấn đề về hô hấp. Chúng cũng làm bạn cảm thấy ngứa ngáy với nhiều nốt phát ban đỏ trên da.
Ngoài ra, các tạp chất bẩn thỉu có thể ăn mòn chăn ga gối và chính chiếc nệm của bạn. Giờ thì ngoài tế bào chết, dầu thừa, chăn ga gối nệm của bạn phải đón nhận thêm hàng tá bụi bẩn nữa.
Nguy hiểm hơn, rệp giường sẽ có cơ hội xuất hiện nhiều hơn với một tấm nệm nằm dưới sàn. Chúng bị thu hút bởi hơi ẩm và nhiệt trong khi bạn lại quá gần chúng. Thậm chí ngoài rệp, một số con vật như kiến, rắn, rết… (tùy thuộc vào nơi sống) cũng có thể dễ dàng tìm được đường gây hại cho bạn.
Tăng nguy cơ sinh nấm mốc
Giường tạo khoảng hở để không khí có thể lưu thông và giữ cho nệm của bạn luôn khô ráo. Nhưng khi đặt nệm nằm dưới sàn, sự thông thoáng bị hạn chế. Và trong nhiều trường hợp, điều này sinh ra hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm.
Độ ẩm dư thừa từ cơ thể như thế nếu bị mắc kẹt trong nhà và không được giải thoát sẽ chính là điều kiện cơ bản để nấm mốc phát triển.
Đặc biệt đối với nhiều vùng vào mùa nồm ẩm, sàn nhà và mọi thứ đón gió đều có thể bị ướt. Khi đó, chiếc nệm nằm dưới sàn của bạn chẳng khác gì nơi cư trú hoàn hảo cho vi khuẩn và các loại nấm.
Nấm mốc không chỉ gây xấu xí không gian, làm giảm tuổi thọ đệm mà còn phát ra mùi hôi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khó thở và ngứa ngáy cũng là các biểu hiện thường gặp khi cơ thể tiếp xúc với nấm mốc.
Mẹo sử dụng nệm dưới sàn nhà an toàn
Nếu vẫn quyết định đặt đệm dưới sàn nhà, chúng tôi khuyên bạn nên bảo trì chiếc đệm ấy thường xuyên hơn. Dưới áp lực của vi khuẩn, bụi bẩn và nấm mốc, chúng có thể nhanh bị hư hỏng cũng như xấu xí hơn.
Một số biện pháp phòng ngừa và chăm sóc dưới đây có thể giúp việc đặt đệm dưới sàn phát huy tác dụng:
Vệ sinh sạch sẽ
Vì nệm sẽ nằm trực tiếp trên sàn nên việc giữ cho mọi thứ sạch sẽ là rất quan trọng. Bạn phải thường xuyên quét, tốt hơn là hút bụi sàn và vệ sinh bằng các sản phẩm tẩy rửa hàng tuần hoặc lâu nhất là 3 tuần.
Sau khi sàn khô hoàn toàn mới được phép đặt nệm xuống. Đừng quên theo dõi nệm của bạn và xử lý vết bẩn nếu có ngay khi phát hiện ra.
Tránh nệm foam
Nệm foam không thực sự thích hợp với việc đặt dưới sàn nhà. Chúng có xu hướng giữ ẩm, tích nhiệt và để lại cho bạn cảm giác nóng. Điều này cũng là lý do khuyến khích nấm mốc phát triển.
Ngoài ra, nệm foam không bền trên mặt đất và sẽ nhanh mòn hơn so với các chất liệu khác.
Thêm chiếu hoặc thảm
Nếu vẫn muốn đặt nệm dưới sàn, bạn có thể hạn chế nguy hại tiềm ẩn với một chiếc chiếu, thảm trải sàn hoặc sạp gỗ. Việc ngăn cách nệm và sàn nhà như này sẽ giúp nệm của bạn sạch sẽ hơn, bớt hơi ẩm hơn.
Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh những thứ thêm vào đó theo định kỳ. Chúng không phải là món đồ bảo vệ nệm của bạn vĩnh viễn và thần thánh.
Ngoài ra, việc có thêm một vật cản trên sàn sẽ giúp nệm của bạn không bị trượt hoặc xộc xệch.
Sử dụng phụ kiện nệm
Tấm bảo vệ, ga chống thấm hay ga bọc nên được dùng cùng với nệm của bạn dù nó có được đặt ở trên giường hay không.
Các phụ kiện đệm này bên cạnh khả năng tăng độ êm ái khi nằm thì cũng rất hiệu quả trong việc hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ.
Tuy nhiên, tương tự như chiếu hay thảm trải sàn đặt dưới nệm, các loại phụ kiện đệm cũng cần phải được vệ sinh và thay mới sau thời gian sử dụng.
Thông thường, bạn cần giặt giũ chúng hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Nếu không, các tạp chất tích tụ trên nệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và quay trở lại bào mòn nệm, khiến chúng nhanh hỏng hóc hơn.
Còn thời gian thay mới, tùy vào từng chất liệu và khả năng đáp ứng nhu cầu mà bạn có thể sử dụng 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn nữa.
Đặt nệm dưới sàn rõ ràng là có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, chúng không hoàn hảo cho tất cả mọi người. Đặc biệt là những ai đang phải chiến đấu với chứng đau xương khớp. Nó cũng không thích hợp với điều kiện thời tiết có gió nồm.
Nhưng nếu bạn vẫn thích cách sắp xếp này. Hãy luôn quan tâm đến biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng. Không chỉ bảo vệ nệm, chúng còn bảo vệ trực tiếp sức khỏe của bạn.
Tham khảo bài viết hữu ích:
Tham khảo sản phẩm HOT: