9 cách vệ sinh nệm cao su đơn giản

9 cách vệ sinh nệm cao su đơn giản

Bạn bị mất ngủ, nằm mãi không ngủ được? Bạn thấy ngứa ngáy khi ngủ? Chắc hẳn bạn đang rất khó chịu và bực mình. Có thể lý do chính là vì bạn chưa vệ sinh nệm cao su của bạn đó. Thông thường vì nệm không được vệ sinh sạch sẽ thường sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Chúng phát triển và gây ra một giấc ngủ chập chờn cho chúng ta. Để khắc phục điều đó, King Luxury sẽ hướng dẫn bạn 9 cách vệ sinh nệm cao su tại nhà hiệu quả nhất nhé!

Bạn biết gì về cấu tạo của nệm cao su?

Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh nệm cao su, việc hiểu rõ cấu tạo nệm sẽ giúp cho công việc giặt nệm cao su được nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều:
  • Phần mousse cao su (thường gọi là thân nệm hay ruột nệm) có cấu trúc gồm các lỗ vuông to ở phần chân mousse. Trong bề mặt mousse là các lỗ tròn nhỏ được phân bố đều, rộng khắp bề mặt. Giúp gia tăng tác dụng của sự thông thoáng. Nhờ tăng cường diện tích tiếp xúc.
  • Phần áo nệm (vỏ bọc nệm) bao bên ngoài phần mousse cao su từ chất liệu thun có độ co giãn tốt. Dây kéo được thiết kế chạy dọc theo phần thân nệm. Ôm sát từng đường nét thân nệm. Giúp việc mặc và tháo áo bọc được thực hiện dễ dàng. Áo bọc nệm không những không làm thay đổi các tính năng ưu việt của mousse cao su. Mà còn góp phần mang lại cho khách hàng cảm giác trải nghiệm sản phẩm tốt nhất.
Bạn biết gì về cấu tạo của nệm cao su?
Bạn biết gì về cấu tạo của nệm cao su?

Hướng dẫn cách vệ sinh nệm cao su

Máy vệ sinh nệm cao su

Đây là loại máy được trang bị nhiều chức năng được tích hợp rất phù hợp với vệ sinh nệm cao su. Kiểu dáng bên ngoài cũng khá đa dạng với nhiều kích thước và cân nặng khác nhau. Với từng gia đình bạn có thể chọn lựa những công suất và kiểu dáng sao cho phù hợp. Nhìn từ bên ngoài máy có kiểu khá giống với một chiếc máy hút bụi. Tuy nhiên công năng lại khiến cho bạn phải bất ngờ đấy. Chúng có thể hút sạch những bụi bẩn, Sau đó phun hóa chất hay các loại nước giặt vào nệm. Cuối cùng sẽ đến chức năng hút sạch chất bẩn và hóa chất trong nệm hay còn được biết đến với tên gọi giặt khô.

Phấn rôm

Nếu bạn không có baking soda hay các chất khác. Thì sử dụng phấn rôm em bé chính là cách vệ sinh nệm phổ biến, tiện lợi dành cho các bà nội trợ. Trước tiên, bạn nên xử lý sơ qua vết bẩn bằng khăn sạch. Sau đó rắc phấn rôm phủ lên hết bề mặt vết bẩn. Chờ một khoảng thời gian để phẩn rôm hút hết ẩm mốc, khử đi mùi hôi. Rồi làm sạch lại bằng máy hút bụi hoặc khăn.
Vệ sinh nệm cao su: Phấn rôm
Vệ sinh nệm cao su: Phấn rôm

Nước cốt chanh

Vệ sinh nệm cao su: Nước cốt chanh
Vệ sinh nệm cao su: Nước cốt chanh
Nhiều bạn có thể thắc mắc nước cốt chanh có tác dụng gì trong việc vệ sinh nệm. Thực tế chúng được xem là một chất khá co lợi và tiện ích. Mà ai cũng có thể tìm kiếm tại nhà của mình. Khi nệm bị mốc do thời tiết ẩm bạn có thể dùng tăm bông và chùi sạch những vết này đấy nhé.

Nước SODA

Vẩy đều nước SODA lên bề mặt đệm cao su và để khô sau 30 phút. Nước SODA có tác dụng làm sạch mùi mồ hôi và bụi bẩn. Bước tiếp theo dùng máy hút bụi để làm khô nước SODA đồng thời hút hết các bụi bẩn. Đối với những nệm có lỗ thông hơi mà máy hút bụi không với tới được. Bạn có thể lật mặt nệm xuống dưới. Và dùng gậy đập nhẹ bụi sẽ từ các khe nhỏ và lỗ sẽ được bật ra dễ dàng. Bước tiếp theo dùng khăn bông to sạch hoặc ga trải giường sạch. Sau đó nhúng vào nước sạch và vắt khô. Tiếp theo trải tấm khăn bông hoặc ga vừa vắt khô lên nệm cao su. Lấy gậy đập nhẹ và đều khắp mặt nệm. Bụi ở dưới bề mặt nệm sẽ bay lên và bị hút vào khăn bông ướt. Nếu nệm quá bẩn chúng ta hãy thực hiện lai cách này thêm vài lần nữa nhé. Sau khi đã làm sạch nệm ta đem phơi nệm ở nơi thoáng mát để khô mới sử dụng lại. Với các vết bẩn là vết máu hay cà phê, nước tiểu của bé … bạn có thể làm sạch bằng dung dịch oxy già sau đó làm khô bằng máy hút bụi, máy sấy hay quạt … Với những vết ố, vết bẩn trên nệm bạn nên nhúng khăn bông vào nước xà phòng loãng trung tính. Cọ sạch mặt nệm sau đó đem phơi khô.
Vệ sinh nệm cao su nam: Nước SODA
Vệ sinh nệm cao su nam: Nước SODA

Glycerin

Glycerin là hoạt chất có nguồn gốc thực vật, không độc, dễ hòa tan trong nước. Có thể điều chế được hoạt chất này từ quá trình lên men đường.. Công thức cấu tạo của Glyxeron: C3H5(OH)3.. Trong thực tế, Glycerin thường ít được dùng như đơn chất mà được sử dụng làm hoạt chất hút ẩm trong các chế phẩm dùng cho da. Ngoài ra với công dụng là một chất hút ẩm chúng cũng được kết hợp với nước hoặc lòng trắng trứng nhằm giup loại bỏ chất bẩn cứng đầu

Máy hút bụi

Một tấm nệm sạch chính là yếu tố tạo nên chiếc giường ngủ đẹp, tinh tươm giúp phòng ngủ của bạn giúp bạn trở nên gọn gàng hơn.Nếu nệm của bạn đã được sử dụng lâu ngày, rất nhiều bụi bẩn, ẩm mốc thì sử dụng máy hút bụi gọn nhẹ, công nghệ lọc tiên tiến là cách vệ sinh đơn giản nhất. Trước hết, bạn cần gỡ tấm khăn trải giường và vỏ nệm, giặt sạch sẽ. Tiếp theo là dùng máy hút bụi để vệ sinh nệm. Di chuyển máy hút bụi khắp bề mặt nệm và cả phần hông của nệm, các chất bẩn, bụi sẽ bị hút ra. Lưu ý, bạn nên đảm bảo máy hút bụi sạch sẽ trước khi thực hiện vệ sinh nhé! Có thể thấy không chỉ là một vật dụng không thể thiếu trong vệ sinh nhà ở mà cả những công việc khác chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém
Vệ sinh nệm cao su: Máy hút bụi
Vệ sinh nệm cao su: Máy hút bụi

Cồn 90 độ

Để vệ sinh nệm cao su hiệu quả. Bạn nên sử dụng nước và cồn. Cồn ở đây chính là các loại dầu thơm trong thành phần có chứa cồn với nồng độ an toàn cho sức khỏe. Không nên dùng cồn nguyên chất vì có thể gây ra hư hỏng, biến đổi chất lượng của nệm. Trước hết, bạn nên đổ một lượng nước vừa đủ lên vết bẩn. Sử dụng khăn khô, ấn mạnh lên vị trí vừa đổ, để chất bẩn cùng nước bị ép ra ngoài, thấm vào khăn. Sau đó, dùng dung dịch dầu thơm và nước xịt vào vết bẩn, để khử mùi và làm sạch một lần nữa, lau lại bằng khăn. Bạn nên sử dụng quạt để sấy khô nệm nhanh hơn.

Nước rửa chén

Tận dụng nước rửa chén để vệ sinh nệm là phương pháp thông minh, tiện dụng và vô cùng tiết kiệm. Nước rửa chén công thức mới có công dụng tẩy rửa và làm sạch rất hiệu quả. Trước hết, bạn nên dùng khăn sạch hoặc khăn giấy thấm bớt nước trên bề mặt nệm. Sau đó pha 1 phần nước rửa chén, nửa phần giấm (nếu có), và lượng nước vừa đủ. Đổ trực tiếp lên vết bẩn. Chờ trong nửa tiếng để vết bẩn bị hòa tan. Cuối cùng, dùng khăn khô lau sơ. Để nệm khô tự nhiên hoặc sấy khô bằng quạt và máy sấy tóc. Nếu bạn muốn phơi nệm, hãy phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Vì khi nhiệt độ cao có thể làm nệm bị teo lại, hư hỏng và giảm chất lượng.
Vệ sinh nệm cao su: Nước rửa chén
Vệ sinh nệm cao su: Nước rửa chén

Bột giặt

Để đảm bảo giữ nệm cao su êm ái, thoải mái, có chất lượng tốt hơn bạn cần phải rất lưu ý khi vệ sinh nệm. Đặc biệt khi dùng bột giặt. Vì nệm cao su rất kị nước nên nếu mang nệm đi giặt thì sẽ khiến nệm bị hư hỏng, giảm tuổi thọ. Vậy nên, đối với những chất bẩn như vệt ố vàng, vết nước ngọt, đồ ăn bị đổ hay cả khi con bạn tè dầm, bạn phải vệ sinh nệm theo cách riêng. => Pha loãng bột giặt với nước rồi dùng khăn sạch thấm ít nước, chà nhẹ lên bề mặt vết bẩn. Khi đã loại bỏ vết bẩn thì dùng khăn khô lau đi bọt và nước còn đọng lại, sau đó để nệm khô tự nhiên hoặc sử dụng quạt để sấy khô nệm. Bạn không nên nằm lên nệm khi nệm còn đang ẩm ướt, vì như vậy sẽ làm giảm chất lượng của nệm.

Baking soda

Khi bạn sử dụng nệm quá lâu thì chắc chắn sẽ không thể tránh được các loại mùi khó chịu bám vào nệm, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Đầu tiên, bạn hãy hòa bột baking soda cùng một phần nước vẩy đều lên bề mặt nệm. Hoặc dùng bột baking soda không pha loãng rải lên vết bẩn do chất lỏng gây nên. Đợi 30 phút để bột hút hết nước, khử mùi và làm khô thoáng nệm. Sau đó, sử dụng máy hút bụi hoặc khăn để làm sạch lại lần nữa, bạn có thể xịt thêm một chút tinh dầu, nước hoa mùi hương dịu nhẹ nếu thích. Hi vọng bạn có thể vệ sinh nệm cao su đúng cách nhất nhé! THAM KHẢO BÀI VIẾT: THAM KHẢO SẢN PHẨM:

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
.
.
.